1. Mô tả:
Trái của loại ớt này được dùng làm gia vị, rất phổ biến trong các nền ẩm thực Đông Nam Á. Trong ẩm thực Việt Nam, ớt hiểm được sử dụng trong các món canh, rau trộn, và các món xào. Chúng cũng được pha vào các món chấm như nước mắm, nước tương, muối hoặc ăn không như một loại rau gia vị. Chúng cũng là loại nguyên liệu chính trong món kochchi sambal, một loại gỏi làm từ dừa nạo, các loại ớt Thái và thêm chút muối, nước chanh.
Ớt là thành phần tạo cho một số món ăn có vị cay xé lưỡi như món “Bicol express” của Philippines. Ớt này cũng được dùng với giấm. Lá ớt cũng được ăn như một món rau. ví dụ như trong món tinola của ẩm thực Philippines.
Ớt hiểm nhỏ nhưng có vị rất cay. Độ cay của nó là 100,000–225,000 đơn vị Scoville, thấp hơn độ cay của ớt Habanero.
2. Giá trị dinh dưỡng:
Ớt giàu về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.
3. Lợi ích:
Về y học, theo kinh nghiệm truyền thống, ớt hiểm được dùng để làm giảm chứng viêm khớp và bệnh thấp khớp, và cũng là thuốc chữa chứng khó tiêu, đầy hơi và đau răng.
Nó cũng có thể được sử dụng làm thuốc bôi chống muỗi hoặc có thể được pha loãng để làm thuốc trừ sâu.
4. Quy trình sản xuất:
Chọn lựa và tiếp nhận nguyên liệu – Ngâm rửa 1 – Vặt cuống – Ngâm rửa 2 – Cấp đông – Cân – Bao gói PA – Dò kim loại – Đóng thùng carton – dán nhãn – Bảo quản kho -18 độ C – Phân phối.
5. Hình ảnh sản phẩm
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ớt”